Nếu trong gia đình, đương nhiên chủ hộ là người chịu trách nhiệm kiểm tra sự đảm bảo, tính an toàn của các thiết bị – bao gồm cửa chống cháy. Tuy nhiên, với những công trình lớn như chung cư, tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, trách nhiệm này thuộc về ai? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

Người chịu trách nhiệm về cửa thép chống cháy là ai?

Thông thường, chủ đầu tư sẽ là người chịu trách nhiệm chính về cửa thép chống cháy nói riêng và toàn bộ hệ thống phòng chống cháy nổ nói chung. Ngoài ra, theo sự phân công trách nhiệm, các đối tượng như: chủ sở hữu, chủ nhà, chủ lao động, người chiếm hữu, người quản lý cơ sở, người quản lý tòa nhà, người đánh giá rủi ro,… đều có trách nhiệm đảm bảo chất lượng cửa thép chống cháy.

Trong nhiều trường hợp, chủ sở hữu sẽ thuê đơn vị có trách nhiệm chuyên bảo dưỡng cửa thép chống cháy cũng như kiểm tra định kỳ.

Cửa thép chống cháy - SaiGonDoor
Cửa thép chống cháy – SaiGonDoor

Quy trình bảo dưỡng cửa thép chống cháy

Bảo dưỡng cửa thép chống cháy nghĩa là đảm bảo cửa chống cháy luôn đẹp, bền và hoạt động hiệu quả. Việc bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp cửa chống cháy phát huy tối đa tác dụng của nó trong trường hợp cần thiết. Các bước bảo dưỡng cửa chống cháy bao gồm:

Xác minh các tiêu chuẩn chống cháy

Việc đầu tiên trong quy trình bảo dưỡng cửa chống cháy là xác minh các bộ phận cửa chống cháy có đảm bảo tiêu chuẩn chống cháy hay không, cụ thể:

  • Đảm bảo không có khoảng trống, kẽ hở, vết nứt nào trên bề mặt kính chống cháy, cửa chống cháy và khung cửa
  • Kính chống cháy (nếu có) phải đảm bảo tầm nhìn, độ sáng và không bị nứt
  • Khoảng trống tại các mép cửa, khung cửa phải nằm trong tiêu chuẩn độ hở cho phép của cửa chống cháy theo quy định
  • Không có bộ phận nào như: Cửa, khung, bản lề, phần cứng,… bị thiếu hoặc hư hỏng
  • Cửa có khả năng tự đóng sau khi mở
  • Chốt phần cứng còn hoạt động tốt và có khả năng đóng chặt khi cửa đang ở vị trí đóng

Ngoài ra, nhân viên bảo dưỡng cửa thép chống cháy còn phải xác minh sự nguyên vẹn của con dấu, bản lề,… của cửa chống cháy. Đảm bảo những thiết bị phụ trợ ảnh hưởng đến việc mở cửa không được cài đặt trên cửa hoặc khung cửa. Đảm bảo cửa chống cháy không bị thay đổi về kích thước, quy cách lắp đặt trong quá trình sử dụng.

Các mẫu cửa thép chống cháy đẹp - SaiGonDoor
Các mẫu cửa thép chống cháy đẹp – SaiGonDoor

Vệ sinh cửa chống cháy

Trong nhiều trường hợp, cửa chống cháy bị hư hỏng hoặc không thể đóng, mở là do bụi, chất bẩn bám lâu ngày. Vì vậy, việc vệ sinh cửa chống cháy không chỉ làm đẹp cửa mà còn đảm bảo cửa hoạt động tốt trong quá trình sử dụng. Việc làm sạch cửa chống cháy có thể được tiến hành như sau:

Làm sạch kính chống cháy

Bạn cần đảm bảo kính chống cháy có bề mặt sạch, có khả năng quan sát bên ngoài. Chúng ta có thể lau bụi bẩn bám trên kính chống cháy bằng các loại dung dịch tẩy rửa kính thông thường. Chà nhẹ cửa kính chống cháy bằng xà phòng ấm và lau sạch bằng khăn mềm.

Trong quá trình làm sạch, bạn cũng có thể phát hiện ra những vết nứt hoặc kẽ hở trên kính mà quá trình kiểm tra chưa nhìn thấy.

Cửa thép chống cháy
Cửa thép chống cháy

Làm sạch các bộ phận đóng, mở cửa

Tất cả các bộ phận như chốt cửa, bản lề, con dấu, ổ khóa, tay cầm,… đều sẽ bị gỉ sét hoặc hư hỏng nếu tiếp xúc với chất bẩn lâu ngày. Bạn có thể làm sạch các bộ phận trên bằng cách sử dụng dung dịch soda pha dấm loãng. Lau kỹ từng chi tiết để đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru nhất.

Làm sạch cửa và khung cửa

Các bộ phận cuối cùng cần làm sạch là phần khung cửa và bề mặt cửa chống cháy. Bạn nên pha loãng dung dịch soda hoặc xà phòng và lau nhẹ nhàng các bộ phận này. Với những chỗ dính dầu, mỡ hoặc các vết bẩn khó làm sạch, bạn có thể sử dụng dung môi hoặc các hóa chất tẩy rửa chuyên dụng.

Contact Me on Zalo
0824.400.400 Hỗ trợ 24/24
Gọi ngay Bản đồ Zalo Messenger